Kết quả Sứ_đoàn_Macartney

Đón tiếp, một bức tranh của James Gillray, miêu tả cuộc tiếp đón tưởng tượng mà Hoàng đế Càn Long dành cho Lord Macartney

Thiên triều ta sở hữu vạn vật dồi dào và không thiếu thứ kỳ trân dị bảo nào cả. Vậy nên, hà cớ gì phải nhập sản vật của man di ngoại quốc để trao đổi sản vật của chính chúng ta.

— Hoàng đế Càn Long, "Thánh chỉ" thứ hai gửi tới Vua George III của Vương quốc Anh, 1793[23]
Tranh vẽ một người lính Trung Quốc của William Alexander

Mặc dù không đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu, hoàn cảnh xung quanh sứ đoàn tạo cơ hội dư dả cho cả hai bên Anh và Trung Quốc không cảm thấy bất bình vì những thỏa hiệp và nhượng bộ mà họ đã thực hiện. Thất bại của sứ đoàn trong việc đạt được các mục tiêu chính không phải là do Macartney từ chối khấu đầu trước Hoàng đế Càn Long, như đôi khi người ta vẫn đinh ninh. Đó cũng không phải là kết quả của việc người Trung Quốc quá bảo thủ trong chính sách đối ngoại, mà là kết quả của các quan điểm thế giới cạnh tranh không thể cùng lĩnh hội và có phần xung khắc với nhau. Sau khi sứ đoàn về nước, Càn Long viết một bức thư cho Vua George III, giải thích sâu hơn lý do khiến ông từ chối chấp thuận một số yêu cầu mà Macartney trình lên. Các yêu cầu bao gồm nới lỏng hạn chế thương mại giữa Anh và Trung Quốc, cho người Anh mua lại "một hòn đảo nhỏ không được kiên cố lắm gần Chu Sơn để làm nơi cư trú cho thương nhân Anh, lưu trữ hàng hóa và trang bị tàu"; thành lập một đại sứ quán Anh thường trú tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, bức thư của Càn Long tiếp tục gọi tất cả người châu Âu là "man di", việc ông cho rằng tất cả quốc gia trên thế giới đều có vị thế thấp hơn Trung Quốc, và những lời cuối cùng mà ông ra lệnh cho Vua George III "...Kính cẩn tuân theo và chớ cẩu thả!"[23], cứ như thể vua Anh là thần dân Trung Quốc.

Sứ đoàn Macartney có ý nghĩa lịch sử quan trọng vì nhiều lý do, hầu hết chỉ được người ta nhận ra khi xem xét lại. Mặc dù xét trên khía cạnh hiện đại, Sứ đoàn Macartney đánh dấu một cơ hội bị bỏ lỡ của cả hai quốc gia để khám phá và hiểu về văn hóa, phong tục, phong cách ngoại giao và tham vọng của nhau, nhưng nó cũng đã sớm định hình sức ép ngày càng tăng của Anh đối với Trung Quốc để thích ứng với sự mở rộng thương mại và mạng lưới đế quốc. Sự thiếu hụt tri thức và hiểu biết về nhau của cả hai quốc gia tiếp tục ảnh hưởng đến nhà Thanh khi triều đại này phải đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ nước ngoài và những bất ổn nội bộ trong thế kỷ 19.

Mặc dù Sứ đoàn Macartney quay về Luân Đôn mà không nhận được bất kỳ nhượng bộ nào từ Trung Quốc, sứ đoàn vẫn có thể được xem là một thành công vì đã mang lại những quan sát chi tiết về một đế quốc vĩ đại. Họa sĩ William Alexander đi cùng sứ đoàn, xuất bản nhiều bản khắc dựa trên các bức tranh màu nước của chính mình. Sir George Stauton lãnh trọng trách làm một bản tường thuật chuyến thám hiểm sau khi sứ đoàn trở về. Bản tường thuật gồm nhiều tập, chủ yếu trích xuất từ những ghi chép của Lord Macartney và Sir Erasmus Gower, người chỉ huy chuyến thám hiểm. Sir Joseph Banks thì chịu trách nhiệm lựa chọn và sắp xếp hình bản khắc minh họa cho bản tường thuật.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sứ_đoàn_Macartney http://www2.sl.nsw.gov.au/banks/series_62/62_view.... http://www.highbeam.com/doc/1P2-8869595.html http://www.history.ucsb.edu/faculty/marcuse/classe... //doi.org/10.1093%2Fahr%2F122.3.680 https://press.anu.edu.au/publications/britains-sec... https://books.google.com/books?id=6qFH-53_VnEC https://books.google.com/books?id=KN7Awmzx2PAC https://books.google.com/books?id=TeCYXRkc_UUC https://books.google.com/books?id=Uj6d9_4F0EIC https://books.google.com/books?id=ZRWAAQAAQBAJ